Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Việt Nam có thật sự cần đến Trung Quốc?
Khi nào người Trung Quốc còn áp dụng chủ nghĩa Đại Hán của họ trong quan hệ với láng giềng, khi ấy họ không thể có được những người bạn.

 


 


 


Sự kiện giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc tiến hành khoan thăm dò trên thềm lục địa của Việt Nam có một cái... lợi. Vì hai sự kiện ngắn ngủi gần như liền kề nhau là Đại tướng Võ Nguyên Giáp tạ thế và việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ tới biển Việt Nam dường như đã đánh thức tinh thần dân tộc và tình đoàn kết của người Việt Nam - vốn đang bị che khuất bởi chia rẽ nội bộ và cơm áo gạo tiền.

 

Khác với Ucraina vốn là một phần của nước Nga xưa cũ và khác với Crimea bản chất là của Nga, Việt Nam chưa bao giờ là của Trung Quốc.

 

Dòng chảy hàng nghìn năm lịch sử chỉ cho thấy một sự thật, Việt Nam luôn là mảnh đất mà các triều đại Trung Quốc xưa và chính thể hiện tại của Trung Quốc thèm muốn.

 

Trung Hoa cổ luôn cần Việt Nam bởi đó là cánh cửa mở vào bán đảo Trung Ấn rộng lớn và màu mỡ. Trung Quốc hiện đại cần Việt Nam vì đó là lối an toàn khả dĩ duy nhất cho họ đi ra đại dương và đáy biển thì luôn đầy dầu mỏ.

 

Trung Quốc luôn cần Việt Nam bởi thực tế của lịch sử là, dân tộc Trung Hoa luôn tìm mọi cách mở rộng biên giới của mình, và thường là họ đạt được mục đích ấy.

 

Sự "thành công" ấy, được gọi chủ nghĩa Đại Hán - thứ chủ nghĩa kệch cỡm và thô bạo - đến mức họ mặc nhiên coi, là nơi nào xuất hiện người Trung Quốc, thì ở đó là biên giới của Trung Quốc. Với đất nước này, khái niệm địa lý về biên giới quốc gia không có giá trị. Mà chỉ có khái niệm láng giềng phụ thuộc và thuần phục họ đến đâu.

 

Trong 5000 lịch sử, đất nước Trung Hoa dẫu có đôi lần bị đánh bại bởi các dân tộc mà họ gọi là mọi rợ vào thời Nguyên và Thanh. Nhưng ngay sau khi thần dân hóa các dân tộc Trung Hoa, thì kẻ chiến thắng dần bị chinh phục bởi nền văn hóa của kẻ chiến bại. Đất đai của những kẻ bị đồng hóa, cũng lại là lãnh thổ của Trung Quốc, hoặc chịu ảnh hưởng chi phối của Trung Quốc.

 

Suốt chiều dài dằng dặc hàng nghìn năm ấy, Việt Nam là vùng đất chưa bao giờ người Trung Quốc thu phục được, mà lại luôn là nơi làm các triều đại Trung Hoa thua trận trong tủi hổ, bẽ bàng nhất.

 

Cho đến thời hiện đại, mấy chục năm bị xâu xé bởi các quốc gia khác cũng chưa kịp định hình cho người Trung Quốc sự thấu hiểu và cảm thông với những quốc gia dân tộc bị mất chủ quyền. Thay vào đó, họ tận dụng tối đa cơ hội để trục lợi trên sự tồn vong của dân tộc khác.

 

Cao Ly - sau vài năm chiến tranh - đã chia đôi bởi hiệp định được giật dây bởi Trung Quốc và Mỹ. Nam Hàn thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc và Triều Tiên được Trung Quốc "che chở" như thế nào giờ ai cũng rõ.

 

Campuchia với PolPot được Trung Quốc ủng hộ, giúp đỡ bằng nạn diệt chủng, giờ tiếp tục đang nhận những đồng "đô la Trung Quốc" viện trợ để mơ giấc mơ độc lập chủ quyền, và dâng những vùng đất tốt nhất, những ngành kinh tế tiềm năng nhất của họ cho những ông chủ Trung Quốc.

 

Các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, Mông Cổ, Nội Mông... phải giữ gìn sự hữu hảo bang giao với Trung Quốc với sự nhượng bộ bằng hàng chục nghìn km2 đất đai, và mở cửa nền kinh tế tối đa cho người Trung Quốc.

 

Và Việt Nam - quốc gia mà Trung Hoa luôn muốn biến thành lãnh thổ của họ - giành lại chính quyền cho mình năm 1945, đã vô cùng sung sướng khi lần đầu tiên sau hàng nghìn năm bị coi là phiên thuộc, được người Trung Quốc gọi là bạn.

 

Tâm lý cảnh giác có tính di truyền với Trung Quốc của người Việt đã mềm đi, với sự chia sẻ của Trung Quốc trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc với Pháp và Mỹ.

 

Tình bang giao hữu hảo Việt Nam - Trung Quốc, với các thế hệ lãnh tụ của Trung Quốc, là thứ hàng hóa có giá trị, đến mức có thể được đem bán với giá cao. Vào những năm cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc lấy quốc gia của những người mà họ gọi là "anh em" ra mặc cả với Mỹ. Khi đã bán xong, thì chỉ ít ngày trước khi người Việt tự xử lý được những vấn đề của quốc gia mình, Trung Quốc xua quân chiếm luôn quần đảo Hoàng Sa của "anh em".

 

Trung Quốc cần Việt Nam chiến đấu không phải cho độc lập của Việt Nam, mà là cần Việt Nam trở thành phên dậu phía Nam của Trung Quốc. Khi Việt Nam làm được điều ấy, là lúc Trung Quốc quay ra cướp đất của anh em.

 

Suốt thời gian 40 năm sau sự kiện cướp đất ấy, Trung Quốc "hữu hảo" với láng giềng Việt Nam bằng cách kích động cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phát động chiến tranh biên giới phía Bắc, cả hai đều kéo dài gần 10 năm. Nhờ hai cuộc chiến ấy, Trung Quốc thực tế đã làm người Việt Nam kiệt sức, không thể thu hồi được các quần đảo đã bị ăn cướp.

 

Và Trung Quốc kéo giàn khoan cắm trên thềm lục địa của Việt Nam. Trung Quốc đâu chỉ cần dầu từ vùng biển ấy. Cái mà người Trung Quốc cần, là một lý do để tàu chiến của họ có thể thoải mái rẽ nước trên biển của người anh em, với lý do bảo vệ giàn khoan.

 

Cái nữa mà người Trung Quốc cần, là cộng đồng các quốc gia láng giềng trên biển và đất liền phải chấp nhận sự thật là họ không thể làm gì được khi người Trung Quốc đã muốn.

 

Với người Trung Quốc, đó là một đòn dằn mặt những anh hàng xóm nhỏ bé nhưng lại cứ muốn bằng vai với họ.

 

Chủ nghĩa Đại Hán không coi ai là bằng hữu. Khắp gầm trời này và từ cả nghìn năm lịch sử, chỉ có hoàng đế Trung Quốc nhận mình là ... Thiên tử.

 

Vậy thì Việt Nam có cần Trung Quốc? Từ lịch sử, Việt Nam chưa bao giờ cần Trung Quốc. Nhưng hiện tại, Việt Nam vẫn đang tìm cách tránh ảnh hưởng từ Trung Quốc.

 

Vì nếu năm 2001, Việt Nam mới nhập siêu từ Trung Quốc 210 triệu USD, thì đến cuối năm 2013, nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới hơn 36,9 tỉ USD.

 

Áp lực từ 36,9 tỉ USD nhập siêu này lớn hơn, hay là từ giàn khoan Hải Dương - 981 Trung Quốc "cắm" ngoài biển Việt Nam kia lớn hơn? Điều gì sẽ xảy ra ở Việt Nam, nếu Trung Quốc "đóng băng" quan hệ thương mại?

 

Nhiều năm, Việt Nam đã nỗ lực thoát phụ thuộc vào Trung Quốc bằng cách gia tăng tỷ lệ nhập khẩu từ các quốc gia khác. Trong 4 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 45,74 tỉ USD và nhập khẩu gần 45,1 tỉ USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc dù giảm về tỷ lệ, nhưng vẫn chiếm gần 27,5%.

 

Sẽ phải mất vài năm nữa, Việt Nam mới cân bằng được tỷ lệ này.

 

Nhưng nếu người Trung Quốc tin cách làm ấy sẽ đảm bảo họ giữ được những phần biển ăn cướp, thì họ lại nhầm, như tổ tiên họ đã nhầm trong quan hệ với người Việt, từ hàng nghìn năm qua.

 

Khi nào người Trung Quốc còn áp dụng chủ nghĩa Đại Hán của họ trong quan hệ với láng giềng, khi ấy họ không thể có được những người bạn.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)
    Một người chết, hàng chục người ở Thái Bình nhập viện sau bữa cỗ có tiết canh dê (06-05-2024)
    Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng! (06-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi khiến 6 công nhân tử vong: Tạm giữ giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt (04-05-2024)
    Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Tạm giữ Giám đốc công ty và tạm hoãn xuất cảnh với 7 người nước ngoài (04-05-2024)
    Bị sét đánh ngay cơn mưa đầu mùa, người đàn ông không qua khỏi (04-05-2024)
    Vụ cô gái chết khô trên sofa: Có khả năng sử dụng thuốc khiến thi thể khô lại? (04-05-2024)
    Người đàn ông chết trong căn nhà khóa trái, kế bên là người phụ nữ bị tai biến (03-05-2024)
    MIỄN NHIỆM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ (03-05-2024)
    Rà soát, đánh giá toàn diện các dự án BOT giao thông (03-05-2024)
    Công an thông tin vụ bắt gã đàn ông chém nhiều người, 1 nạn nhân tử vong (01-05-2024)
    Quy hoạch tạo động lực, cơ hội để phát triển xứng tầm Thủ đô (01-05-2024)
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật, yêu cầu kỷ luật một loạt cán bộ (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Giải mã những cột mốc chủ quyền - nhà giàn DK1 - Bài 3: Như bông hoa bừng nở (07-08-2014)
    Giải mã những cột mốc chủ quyền - nhà giàn DK1 - Kỳ 2: Kế hoạch chi tiết ‘bắt mạch’ biển Đông (06-08-2014)
    Giải mã những cột mốc chủ quyền - nhà giàn DK1 - Kỳ 1: ‘Không làm sẽ mang tội với con cháu’ (05-08-2014)
    Nhật cung cấp 6 tàu cho Việt Na (01-08-2014)
    Giàn khoan Trung Quốc khiến người Việt Nam gọi đúng tên một cuộc chiến… (31-07-2014)
    Indonesia và bài học chống tham nhũng dành cho Việt Nam (29-07-2014)
    Vị Xuyên - nước mắt và những khoảng lặng vô hình (28-07-2014)
    Nỗi buồn 'tiến sĩ giấy' ở Việt Nam (21-07-2014)
    Hội chứng 'thêu dệt ký ức' của Trung Quốc (18-07-2014)
    Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan: “Đừng có vội mừng!” (16-07-2014)
    Ai 'tiếp tay' cho hoa quả độc Trung Quốc thoải mái tuồn vào Việt Nam? (15-07-2014)
    Ngày mai, Trung Quốc có thể rút giàn khoan Hải Dương 981 (14-07-2014)
    Báo cáo mới nhất về bất bình đẳng xã hội ở Việt Nam (12-07-2014)
    Vấn nạn tham nhũng nhức nhối, nguy hiểm như 'giặc nội xâm' (11-07-2014)
    6 ngư dân VN đang bị giam tại cảng Tam Á, Trung Quốc (10-07-2014)
    Đại biểu ủng hộ Đà Nẵng ra nghị quyết phản đối Trung Quốc (09-07-2014)
    Đà Nẵng sẽ ra Nghị quyết phản đối TQ hạ đặt trái phép giàn khoan (08-07-2014)
    Vụ 6 ngư dân Quảng Ngãi bị Trung Quốc bắt giữ: Bàng hoàng kể lại vụ việc (05-07-2014)
    Chuyện những cột mốc chủ quyền trên biển (04-07-2014)
    Chủ tịch nước: “Trung Quốc đã nhầm khi cố tình dùng vũ lực" (03-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152968558.